Theo quan niệm dân gian 23/12 âm lịch là ngày ông Táo lên chầu Trời. Tuy nhiên, có những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo không phải ai cũng nắm rõ.

Đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

Nhiều người quan niệm, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà nên được cúng trên ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên ông Táo phải được cúng dưới bếp và đọc văn khấn ông công ông táo tại đây.

Việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia khác lại cho rằng các gia đình có thể đặt mâm cúng ở ban thờ gia tiên hoặc đối với các hộ dân ở chung cư có thể đặt ở ban thờ tại bếp. Điều quan trọng nhất là nơi thờ cúng phải được dọn dẹp sạch sẽ, trang nghiêm.

Mâm cúng ông công ông táo

“Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. Trong đó, các gia đình có thể làm cỗ chay hoặc cúng lễ mặn. Lễ vật chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc (một khổ hoặc chân giò), mâm ngũ quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây…

Bên cạnh đó là ngày rằm cũng vậy của ít lòng nhiều không cần quá cao sang lắm chủ yếu là thể hiện lòng thành kính để các vị thần nêu trong văn khấn cúng rằm tháng giêng hiểu thấu được.

Những lưu ý khi cúng ông công ông táo

Cầu xin tài lộc, sung túc

Có rất nhiều người cúng ông Công, ông Táo không quên xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình. Để trong văn khấn tết bạn cùng gia đình có thể thoải mái cầu mong những điều mới mẻ sẽ đến trong năm mới.

Tránh phóng sinh thành sát sinh

Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó rải tro xuống sông hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo. Ngoài ra, còn một số gia đình thường đứng ở trên cầu cao thả cá xuống sông, như vậy sẽ làm chết cá đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh “phương tiện” đi lại của ông Táo.

Theo các chuyên gia tâm linh thì việc thờ cúng quá nhiều vàng mã sau đó hóa vàng rồi đổ ra sông, hồ cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Không ít người còn vứt cả túi nilon đựng cá, đựng tro vàng mã ra sông hồ.