Hà Nội có khoảng 85.000 HS tốt nghiệp THCS, với lượng HS tăng đột biến, cả phụ huynh lẫn HS đang chạy nước rút để mong đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.
Tuyển sinh lớp 10: Ôn luyện theo học lực
Thời điểm này, HS khối lớp 9 cơ bản đã hoàn thành kiểm tra học kỳ II, đang bước vào giai đoạn ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 diễn ra vào ngày 11/6. Tại trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), việc thi học kỳ, tổng kết năm học của HS khối 9 được thực hiện sớm hơn so với các khối khác. Bắt đầu từ ngày 11/5, HS bước vào chương trình ôn tập khoảng 20 buổi, kéo dài đến sát ngày thi chính thức. Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường cho biết, trong 2 ngày 5 và 6/5, trường kiểm tra học bạ, hồ sơ của HS. Với HS khá, giỏi, nhà trường giao cho giáo viên (GV) bộ môn chủ động xây dựng chương trình bồi dưỡng, ôn tập. Đối với HS học lực yếu, nhà trường xây dựng thời khóa biểu cứng, trực tiếp hướng dẫn, yêu cầu GV tăng cường ôn luyện cho các em (thời lượng ôn được tăng gấp đôi so với HS đại trà), chia theo nhóm, mỗi nhóm 5 HS/GV phụ trách, hướng dẫn ôn luyện. Mục tiêu nhà trường đặt ra là giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức Văn và Toán, nhất là kiến thức lớp 9, rèn kỹ năng làm bài thi, sao cho đạt kết quả thi cao nhất.
Tại nhiều trường THCS, ngoài việc kiểm tra, cho các HS khối lớp 9 làm bài trên lớp, GV còn giao thêm bài tập về nhà. Những HS có học lực trung bình và yếu là nhóm đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Đa số các trường phân chia HS mỗi lớp thành 2 nhóm theo sức học, để GV có phương pháp hướng dẫn ôn tập phù hợp với trình độ, đặc biệt là bổ sung kiến thức cho các em sức học yếu. Chị Nguyễn Tâm, nhà ở phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa), có con trai đang học lớp 9 chia sẻ, ngoài việc “ốp” trên lớp, hàng ngày GV chủ nhiệm nhắn tin qua sổ liên lạc điện tử về điểm kiểm tra, bài tập về nhà của HS để bố mẹ cập nhật việc học tập của con, phối hợp cùng nhà trường đôn đốc, kèm cặp con ôn thi.
Phụ huynh vất vả
Ngoài chương trình ôn tập tại trường, hầu như phụ huynh nào cũng cho con học thêm ở các lò luyện thi hoặc mời gia sư kèm thêm ở nhà. Điều đáng nói là không chỉ các con mà phụ huynh cũng tất bật vì đưa đón con đi học. Chị Thúy Quỳnh, nhà ở phố Đông Tác, có con học lớp 9, trường THCS Đống Đa cho biết, tuy con có sức học khá, nhưng gia đình vẫn không yên tâm bởi số HS sinh năm 2000 tăng vọt. Ngoài các buổi ôn tập tại trường, mỗi tuần 3 buổi, chị cho con học thêm 2 môn Văn, Toán ở trung tâm luyện thi. Hai vợ chồng chị phải lên lịch, thay nhau đưa đón con. “Trời nắng nóng, các cháu đi học chính, học thêm toàn ở những địa điểm xa nhà, để cho cháu đi xe đạp, xe buýt thì không yên tâm. Khá mệt mỏi, nhưng tất cả vì tương lai của con nên vợ chồng tôi thu xếp thời gian, công việc để đưa đón cháu” – chị Quỳnh chia sẻ.
Sở dĩ có tình trạng ôn luyện căng thẳng như vậy là vì chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của HS. Mà tâm lý phụ huynh đều muốn con đủ điểm vào trường công lập, bởi về cơ bản các trường công có cơ sở vật chất và chất lượng dạy tốt, học phí thấp. Trong khi trường dân lập tốt thì mức học phí cao, không phù hợp với thu nhập của phần lớn các gia đình. Tuy nhiên, xung quanh việc ôn luyện của HS, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, phụ huynh lo lắng cho con là chính đáng, nhưng không cần thiết cho con đi học thêm nhiều. Bởi đề thi vào lớp 10 THPT hoàn toàn trong chương trình phổ thông, trọng tâm là chương trình lớp 9, xoay quanh những kiến thức cơ bản, không khó đến mức phải học ngày học đêm, hết lò này sang lò khác. Chỉ cần ôn tập kỹ, đầy đủ, nắm vững chuẩn kiến thức, thì diem thi lop 10 tuỳ kỹ năng là HS có thể lực học trung bình có thể đạt 5 – 7 điểm, HS khá đạt 7 – 9 điểm. Phần câu hỏi nâng cao dành cho HS giỏi chỉ chiếm 1 điểm.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT khẳng định, Hà Nội tạo mọi điều kiện, đáp ứng đủ chỗ học cho mọi HS. Sau khi tốt nghiệp THCS, ngoài nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập, ngoài công lập, các em còn có thể register dự tuyển vào học lớp 10 THPT tại 29 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.