Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Hoa màu trắng hoặc hơi đỏ. Quả màu nâu đen, lõm ở đỉnh. Cây mọc tự nhiên ở khắp nơi, chỗ ẩm mát.

Xem thêm cây lược vàng và công dụng chữa bách bệnh

Một số bài thuốc từ cây rau má

Cách dùng: Cả cây rau má, thu hái quanh năm, dùng tươi hay sao vàng. Dược liệu có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, cầm máu. Ở miền Nam, rau má tươi được chế biến làm nước giải khát, uống với nước đá. Nhân dân vẫn ăn rau má hằng ngày như một loại rau sống hoặc nấu canh ăn. Tất cả đều với mục đích giải nhiệt, chống nóng.

Có thể bạn chưa biết bánh tráng trộn

Bài thuốc từ cây rau má

  • Chữa thiểu năng tuần hoàn não: Hiện nay tại nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta, nước ép rau má được nhiều người ưa dùng. Trạm nghiên cứu dược liệu tỉnh Bắc Thái (cũ) đã dùng rau má phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong bài thuốc chống thiểu năng tuần hoàn não như sau: Rau má 500g, lá dâu non 250g; vừng đen (rang thơm), rễ ngưu tất, rễ ba kích mỗi vị 150g; rễ hà thủ ô trắng, đường mỗi thứ100g;mật ong 250g. Các dược liệu phơi khô, tán nhỏ cùng với vừng đen, rây bột mịn, trộn với đường và mật ong làm thành 100 viên. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1-2 viên (nếu thiếu ba kích, có thể thay bằng rễ đinh lăng 200g; vừng đen thay bằng vừng trắng 200g; ngưu tất thay bằng cỏ xước 300g).
  • Chữa mẩn ngứa (nổi mề đay): lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã giập (hãm với nước sôi 200ml như hãm chè tươi) uống trong ngày.
  • Chữa rôm sẩy: Hằng ngày dùng 50g rau má rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, thêm ít đường cho dễ uống hoặc ăn rau má tươi trộn với chanh hay giấm.

Nguồn gia đình