Khi cùng nhiều đồng đội lên tàu để tới phi trường, quân nhân 23 tuổi cố gắng tận hưởng những khoảnh khắc cuối của cuộc đời, bởi anh sắp lao máy bay vào tàu chiến của Mỹ. Cập nhật mon ngon moi ngay tại đây.

Khi còn trẻ

Cựu phi công Hishashi Tezuka giơ một tấm ảnh mà ông chụp khi còn là phi công Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: AP

Hishashi Tezuka là một thành viên của lực lượng Kamikaze (Thần phong) của Không quân Nhật Bản. Trước khi thực hiện nhiệm vụ cuối cùng, anh học cách lao máy bay vào chiến hạm, xe tăng, phi cơ và các mục tiêu khác của đối phương.

Sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hôm 2/9/1945, Tezuka cùng nhiều đồng đội lên tàu để tới phi trường. Các bạn sinh con theo y muon xem chi tiet tại đây. Quân nhân 23 tuổi cố gắng tận hưởng những khoảnh khắc cuối của cuộc đời, bởi anh sắp lao máy bay vào tàu chiến của Mỹ.

Bất ngờ thay, khi tàu đang chạy, Nhật hoàng Hirohiti thông báo lệnh đầu hàng qua đài phát thanh. Với thông báo ấy, Tezuka không phải thực hiện nhiệm vụ tự sát nữa, Daily Mail đưa tin.

Trong suốt hơn 70 năm từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Tezuka hầu như không nhắc lại những kỷ niệm thời chiến. Mãi gần đây ông mới nói chuyện với giới truyền thông phương Tây về tình huống giúp ông thoát chết. Khi xem một ảnh từ thời chiến mà ông giữ, phóng viên AP thấy một phi công trẻ, đội mũ sắt và quàng dải lụa trắng ở cổ.

“Mảnh vải lụa giúp phi công giữ ấm cổ khi lái phi cơ trên trời. Không khí trên cao rất lạnh”, ông nói.

Con trai đầu trong gia đình không phải gia nhập lực lượng Thần phong. Các bạn doc bao phu nu hôm nay tại đây. Quy định này xuất phát từ truyền thống bảo vệ người nối dõi của Nhật Bản. Tezuka phải gia nhập lực lượng Thần phong vì ông có vài anh trai. Trước khi nhiệm vụ tự sát diễn ra, sĩ quan chỉ huy cho phép ông nghỉ 5 ngày để thăm thân quyến. Tất nhiên, ông không nói với họ rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông gặp họ.

“Khi lên tàu để tới phi trường, tôi hiểu rằng cái chết đang chờ tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn trống rỗng”, ông hồi tưởng.

Sau khi Đại chiến Thế giới thứ hai kết thúc, Tezuka rời khỏi quân đội và thành lập công ty tư vấn nhập khẩu. Cựu binh Nhật Bản thường xuyên tiếp xúc với nông dân tại Mỹ, song ông chưa bao giờ nói với họ rằng ông từng tham gia chiến tranh và suýt lao máy bay vào chiến hạm Mỹ.

“Bay trên trời mang lại cảm giác rất tuyệt. Bạn biết cầu vồng sẽ thế nào khi quan sát chúng từ phi cơ không? Chúng có hình tròn”, ông kể.

Ông

Ông Yoshiomi Yanai cảm thấy xót thương những phi công Thần phong đã chết vô ích. Ảnh: AP

Yoshiomi Yanai, một phi công Thần phong khác, lại sống sót vì ông không thể xác định mục tiêu mà cấp trên chỉ định. Đây là lỗi hiếm khi xảy ra trong những chuyến bay liều chết.

“Tôi cảm thấy rất buồn cho những đồng đội đã mất mạng. Họ chưa thực sự trải nghiệm cuộc sống vì nhập ngũ và chết khi quá trẻ”, ông nói.

Cựu phi công 93 tuổi gửi một cuốn album về nhà trước khi thực hiện nhiệm vụ cảm tử. Ngày nay ông bọc nó cẩn thận trong tấm vải furoshiki truyền thống. Yanai ép plastic những ảnh ông cười với đồng nghiệp, những khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống.