1. Vỡ nước ối
Đây là dấu hiệu cho biết bạn chuẩn bị phải sinh gấp, không được chậm trễ. Nước ối vỡ bất ngờ khiến em bé bị mất môi trường tự nhiên và bị thúc ép ra ngoài. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, trường hợp vỡ nước ối trước khi có những cơn co thắt thường xuyên chỉ chiếm 18% các ca sinh. Nếu bạn không bị chảy nước ối ra ngoài một cách ồ ạt, bạn cũng có thể cảm nhận được sự rò rỉ nhỏ bởi vì đầu của em bé lúc này đã lộn xuống dưới và ngăn cản nước ối chảy ra ngoài nhanh.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Một khi nước ối đã bị vỡ, người phụ nữ cần phải sinh ngay. 80% phụ nữ đau đẻ và bị kích thích sinh trong vòng 12 tiếng sau khi vỡ nước ối, nếu chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé khi sinh.
2. Có nhiều cơn co thắt ở cổ tử cung
Khi sắp đến ngày đẻ, phụ nữ mang thai thường thấy nhiều cơn co thắt cổ tử cung. Tuy nhiên, dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn sắp sinh là những cơn co thắt đều dặn trong vài tuần cuối của thai kỳ. Các trường hợp co thắt còn lại có thể là do người mẹ bị đói hoặc mất nước. Vì vậy, ăn hoặc uống gì đó có thể giúp phụ nữ có thai giai đoạn cuối thoát khỏi tình trạng co thắt cổ tử cung khó chịu và biết chính xác mình sắp đến giờ sinh hay chưa.
>> bí quyết ăn gì để sinh con trai của các cụ
3. Chảy dịch nhầy
Trong thời gian mang thai, cổ tử cung đóng và được làm dày lên bởi một lớp chất nhầy để ngăn ngừa viêm nhiễm từ bên ngoài tác động đến bào thai. Nhưng khi bạn sắp đến ngày sinh, cổ tử cung bắt đầu giãn ra, mềm ra để chuẩn bị cho em bé ra ngoài, do đó lớp dịch nhầy này cũng bị phá vỡ và chảy ra ngoài. Lượng dịch nhầy chảy ra khá nhiều, đặc và có thể kèm theo các tia máu hoặc nhiều máu do cổ tử cung bị rạn ra quá mức.
4. Đi ngoài
Ngoài các dấu hiệu bị chảy nước ối và dịch nhầy, phụ nữ mang thai giai đoạn cuối có thể bị tiêu chảy nữa. Nguyên nhân là do cơ thể họ sản sinh prostaglandin, một loại hoóc-môn gây co bóp cổ tử cung, làm mềm và giãn cổ tử cung. Nhưng chất prostaglandin này cũng có thể tác động đến đường ruột gây ra tình trạng đi đại tiện thường xuyên, thậm chí là tiêu chảy. thể hiện me yeu con qua hành động với trẻ
5. Đau đớn
“Đau như đau đẻ, ngứa như ngứa ghẻ” – câu nói này cho biết đau là dấu hiệu tiêu biểu của việc sinh nở. Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều phải chịu đau đớn do áp lực giãn nở cổ tử cung và sức ép của em bé ra ngoài cổ tử cung. Dù bạn có sinh lần đầu hay lần thứ 2 đi nữa thì vẫn khó tránh khỏi đau đớn khi trở dạ, bao gồm đau lưng, đau bụng và cổ tử cung. Những cơn đau có thể khiến bạn cảm thấy mình bị đau toàn thân và thiếu kiểm soát hành vi nói, nghĩ cũng như các hành động nhằm giảm thiểu sự đau đớn.