Theo nếp xưa, người dân Việt thường đi chùa lễ Phật vào mùng Một và ngày Rằm hàng tháng. Mọi người sắm lễ chay tịnh cùng bài văn khấn Phật, nô nức rủ nhau lên chùa dâng hương, vãn cảnh, trẩy hội. Cùng tiendoan.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ý nghĩa đi lễ Phật tại chùa

Ngày nay, theo nếp cũ, người dân Việt trên khắp mọi miền tổ quốc đều đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh…

Văn khấn Phật tại chùa quý tín đồ, Phật tử nên thuộc nằm lòng
Văn khấn Phật tại chùa quý tín đồ, Phật tử nên thuộc nằm lòng

Chùa cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi.

Nên đi cửa nào khi vào chùa

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa, nên đi cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), không bước vào cửa Trung quan (cửa giữa) cũng như dẫm lên bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Theo quan niệm xưa, cửa Trung quan chỉ dành cho bậc Thiên tử, bậc cao tăng, khoa bảng ra vào chùa. Do vậy, có nhiều chùa không mở cửa chính trong những ngày lễ.

Trang phục vào chùa lễ Phật

Chùa là cõi thanh tịnh, nơi thờ Phật. Tín đồ về đây dâng hương nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, không quá lòe loẹt, hở hang, phản cảm. Các bạn nữ cũng không nên mặc váy, quần quá ngắn, gây phản cảm, thể hiện sự thiếu tôn trọng với thần thánh, tổ tiên, đồng thời có thể phát sinh những hệ quả xấu do trang phục không phù hợp. Không nên mang theo phụ kiện như bao tay, mũ, khăn, túi xách,… khi đứng trước Tam Bảo lễ Phật.

Xem thêm bài văn khấn rằm tháng giêng tại: Bài cúng Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu đầy đủ và ý nghĩa nhất.

Lễ vật cần chuẩn bị khi lên chùa 

Đến chùa lễ Phật nên chuẩn bị các lễ chay tịnh như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè,… Nếu đặt lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả,… cần lưu ý không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Chỉ được đặt lễ chay, tịnh trên hương án thờ Phật. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Văn khấn Phật tại chùa quý tín đồ, Phật tử nên thuộc nằm lòng
Văn khấn Phật tại chùa quý tín đồ, Phật tử nên thuộc nằm lòng

Không dâng chùa lễ, mã, vàng, bạc, tiền âm phủ. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Nếu trong chùa có các bạn thờ thánh, và có ban thờ Mẫu thì có thể dâng lễ mặn và chỉ được phép dâng tại ban này. Tuyệt đối không được dâng trên ban thờ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Văn khấn Phật tại chùa quý tín đồ, Phật tử nên thuộc nằm lòng

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …………………..

Ngụ tại: ………………….

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)”

Xem thêm bài văn khấn giao thừa tại: Văn khấn Lễ Giao Thừa trong nhà và cách sắm lễ cúng bàn thờ.