Phong tục tập quán dân gian Việt Nam quan niệm cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trầu trời để báo cáo công việc dưới hạ giới trong vòng 1 năm qua. Do vậy, mọi nhà phải làm lễ cúng tiễn ông Táo và chuẩn bị bài văn khấn 23 tháng Chạp, cảm ơn ông đã che chở, phù độ cho gia đình trong suốt thời gian vừa rồi.
Ý nghĩa khấn 23 tháng Chạp tiễn Ông Táo về chầu trời
Theo phong tục tâm linh Việt Nam, ông Táo được xem là vị thần cai quản gian bếp trong mỗi gia đình. Bởi vậy, ông nắm mọi chuyện tốt, xấu xảy ra trong gia đình một người. Để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới, người ta thường dâng lễ vật để làm lễ tiễn ông Táo rất long trọng.
Sự tích ông Công ông Táo được bắt nguồn từ câu chuyện của hai vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao. Theo lưu truyền trong dân gian, mặc dù đôi vợ chồng này ăn ở với nhau rất mặn nồng. Thế nhưng hết năm này qua tháng khác họ vẫn không hạ sinh được mụn con nào. Thời gian trôi đi, Trọng Cao bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, đánh đập Thị Nhi khiến nàng phải bỏ đi đến một vùng đất mới. Nàng đã đã gặp Phạm Lang và bén duyên vợ chồng tại đây. Một thời gian sau, Trọng Cao dằn vặt. Chàng ân hận và đi tìm kiếm người vợ đầu gối tay ấp của mình, may thay gặp Thị Nhi. Vì thương xói tình xưa nghĩa cũ, nàng mang Trọng Cao về nhà nấu cơm cho ăn, đúng lúc đó Phạm Lang về, sợ chồng nghi oan nên nàng đã dấu Trọng Cao dưới đống rơm trong bếp. Chẳng may đêm đó, Phạm Lang đốt rơm trong bếp để lấy tro bón ruộng, Thị Nhi xót xa nhảy vào lửa cứu chồng, Phạm Lang thương vợ cũng vội vàng nhảy theo rồi cả 3 cùng chết trong lửa. Ngọc Hoàng biết câu chuyện mang lòng thương cảm. Ngài đã hóa độ cho 3 người cai quản việc bếp núc của mọi gia đình.
Kể từ đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm vợ chồng Táo quân lại lên chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu đã diễn ra trong suốt một năm của mỗi gia đình. Phong tục làm lễ tiến ông Táo cũng xuất phát từ ngày đó và lưu giữ mãi cho đến tận hôm nay.
Chuẩn bị sắm mâm lễ cúng 23 tháng Chạp
Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp thường bao gồm những lễ cúng như sau:
- Một mâm cỗ mặn, bánh, kẹo, trầu cau, rượu,… Mâm cỗ mặn thường bao gồm bánh chưng, giò lụa, xôi, bánh canh măng hay khoanh thịt vai luộc, gà luộc,…
- Hương nhang, hoa tươi và mâm ngũ quả
- 3 bộ mũ áo, hia hài ông Công ông Táo, vàng nén
- 3 con cá chép sống, sau khi cúng sẽ được phóng sinh tại nơi có nguồn nước. Nhiều nhà dùng cá chép giấy thì hóa vàng đều được.
Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết: Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết.
Thời gian cúng ông Công ông Táo về chầu
Nhiều gia đình thường cúng lễ ông Công ông Táo trước hoặc sau 23 tháng Chạp. Lễ cúng Táo công truyền thống cũng thường cúng đúng ngày 23 tháng Chạp, và phải cúng xong trước 12 giờ trưa để các Táo kịp lên thiên đình họp.
Văn khấn 23 tháng chạp tiễn Ông Táo về chầu trời đúng cách
“Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Bài khấn nôm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tên con là: ……………………., cùng toàn gia ở: …………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương ngũ thổ, Phúc Đức chính Thần.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !” ( 3 lạy).
Xem thêm bài văn khấn ông Công ông Táo và nghi lễ tổ chức qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.