Mùng 3 Tết hàng năm có tục cúng hành binh hành sư, tôn vinh sự nghiệp. Mùng 3 cũng là ngày nhiều gia đình tổ chức lễ đưa chân gia tiên kết thúc 3 ngày cúng Tết. Vậy cần chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 3 tết như thế nào cho đầy đủ nhất?

Mâm cỗ cúng hóa vàng thường gồm những món ăn sau:

Gà luộc

Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.

Xem thêm: Bài văn khấn Rằm tháng giêng

Bánh chưng

Bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng. Đó là vật phẩm của trời đất, dâng tặng những tinh tú cho ông bà tổ tiên. Với người miền Nam, bánh chưng được thay bằng bánh tét tròn.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt. Bánh Chưng là linh hồn của ngày Tết và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời trong truyền thống Việt Nam. Nó gợi nhắc đến sự tích ”Bánh chưng, bánh dày” từ thuở khai thiên lập địa, nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên.

Dưa hành

Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

Bên cạnh nhiều món sơn hào hải vị vẫn còn đó bát dưa hành thơm thảo do chính tay mẹ tự muối. Việc nêm nếm sẽ có sự khác nhau giữa các vùng miền: người Nam nêm đường, người Bắc nêm ớt… cốt làm sao tạo sự hài hòa, vừa vặn với mâm cơm.

Bài cúng giao thừa chuẩn nhất năm Mậu Tuất

Làm lễ hóa vàng thế nào cho đúng?

Lễ vật hóa vàng thường được chuẩn bị giống với đồ lễ cúng gia tiên của gia chủ, thường gồm: Hương, hoa, ngũ quả, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét), xôi.

Cùng với đó là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món mang đặc trưng ngày Tết.

Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống, bát canh, đĩa xào, giò, hay nem rán. Sau đó, con cháu trong nhà sẽ lễ tạ thần Phật, gia tiên.

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước rồi mới đến gia tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Việc đốt vàng mã chính là phương pháp làm lễ hỏa tịnh. Tuy nhiên hiện nay nhiều người đốt vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.

Bài viết cùng chủ đề: Văn khấn mùng 3 Tết