Gia đình tôi nghèo, chính sự chệnh lệch giàu nghèo ấy làm nên câu chuyện ngày hôm nay tôi muốn tâm sự với các bạn. Mong biết đâu đó chị dâu có thể đọc được tâm sự này. Ba mẹ tôi sinh được bốn anh em, một trai ba gái. Tôi là con thứ ba trong gia đình, dưới tôi có một em gái út. Ba mẹ làm ruộng, ngoài đồng áng mẹ đi theo ba phụ hồ nuôi bốn đứa con trưởng thành. Khi em tôi vừa ra trường cũng là lúc mẹ mất đột ngột do phát hiện muộn ung thư giai đoạn cuối. Mẹ chưa khi nào được hưởng một ngày sung sướng. Anh trai, tôi và em gái đều lập nghiệp trong Nam, cũng may anh rể tôi là người rất tốt. Anh chấp nhận ở rể để cùng chị gái sống và chăm sóc ba nên chúng tôi cũng thấy yên tâm phần nào.
>> lựa chọn quà 20/10 dành tặng mẹ
Anh trai đi làm, sau đó lập gia đình sớm, sinh được một trai một gái. Chúng tôi trở thành những bà cô bên chồng, câu chuyên “chị dâu em chồng” bắt đầu bùng nổ sau khi mẹ tôi mất. Em gái tôi vào Nam xin việc, do công ty ở gần nhà anh trai nên em tôi ở luôn nhà anh chị. Tôi làm việc trên thành phố nên ở trọ bên ngoài. Anh trai tôi là người ít nói nhưng sống rất tình cảm, đặc biệt khi mẹ mất đi anh càng thương chúng tôi nhiều hơn. Chính vì điều đó, mặc dù chị dâu đối xử với chúng tôi như thế nào hai đứa vẫn chẳng bao giờ hé răng nói với anh một lời.
Tôi nhớ mãi câu nói của chị: “Chị cho em mượn vàng sau này em trả chị bằng vàng” khi mấy tháng đầu chập chững lập nghiệp trên thành phố. Tôi bị say xe, nên xin ba mẹ cho tiền mua xe để lấy phương tiện đi lại. Tôi cũng để dành được một ít và hỏi chị mượn thêm một ít để đủ tiền mua xe. Chị dâu nói như vậy nhưng vì sợ tôi không chịu trả hay sao nên cuối cùng cũng không cho tôi mượn vàng, chị đi mượn tiền của em gái cho tôi vay. Từ đó, tôi có sống như thế nào cũng không bao giờ vay tiền của anh chị.
>> Những loi chuc 20/10 dành tặng vợ
Xin được nói thêm, sau khi trả hết nợ cho em gái chị, tôi dành phần lớn tiền kiếm được gửi về cho ba mẹ để lo em gái đi học hai năm cuối. Cuối tháng nào tôi cũng sống trong cảnh nợ nần nhưng vẫn cảm thấy rất vui. Tôi không có tiền nhưng khi nào xuống anh chị cũng mua quà bánh cho cháu. Chị dâu lại không hề nghĩ như vậy, nghĩ tôi đã đi làm, lại ở trọ cùng bạn, hai đứa nấu cơm ăn cả ngày chẳng tốn bao nhiêu tiền chắc tôi dư nhiều lắm.
Sau 49 ngày mẹ, em tôi vào Nam xin việc, chị dâu nói chuyện với hai chúng tôi: “Hai đứa mất mẹ sớm, chồng chị là anh cả nên sẽ có trách nhiệm lo cho đến khi hai đứa lấy chồng”. Nghe thì rất xúc động nhưng khi em tôi đi làm cả 7,8 tháng rồi mà vẫn chẳng đóng góp cho chị đồng nào tiền ăn uống, sinh hoạt thì chị bắt đầu thay đổi. Ai sống ở ngoài Bắc sẽ hiểu mỗi lần về quê tốn kém như thế nào. Em tôi vào được mấy tháng thì tới tết; mẹ mới mất, lại chưa có gia đình riêng nên tết năm nào chúng tôi cũng về nhà với bố, đó chính là nguyên nhân mấy tháng trời em không đưa tiền cho chị. Rồi không phải em tôi không biết điều, tuy không đưa tiền nhưng thấy nhà anh chị hết thứ gì em cũng tự giác đi mua. Tôi thì từ khi em gái ở với anh chị cũng xuống thường xuyên, sợ em ở đây tốn kém cho anh chị nên lần nào tôi cũng mua đồ ăn và sữa xuống cho cháu.
Đỉnh điểm là cuộc họp gia đình, chị dâu gọi tôi xuống nói chuyện “Hai đứa đi làm có dư ra đồng nào không? Tại sao hai đứa có tiền mà không gửi về cho ba trả tiền nợ sinh viên”. Nguyên do là anh tôi nói với chị, anh còn hai khoản nợ sinh viên của hai đứa, mẹ mất rồi anh phải có trách nhiệm trả cho chúng tôi. Tôi bất ngờ trước câu hỏi của chị nên nói: “Rừ khi đi làm đến giờ em chẳng dư ra đồng nào cả, có bao nhiều tiền em đều gửi về cho ba mẹ lo cho em dưới quê đi học, rồi gia đình có việc gì là em gửi tiền về”. Chị dâu đến bây giờ cũng không hề hiểu nếu không vì cho anh chị tiền mua đất, mua nhà thì ba mẹ cũng chẳng cần vay số tiền đó. Gia đình chị giàu nên đâu biết đến những điều như vậy.
>> Tổng hợp nhung cau noi hay ve cuoc song quanh ta
Rồi một lần không biết ai mở điện thoại của chị dâu ra xem, chị lại đổ cho em tôi coi trộm, em tôi nói thế nào chị cũng không tin. Em tôi chuyển ra ngoài ngay sau đó làm cho anh tôi rất buồn. Sau ngày đó, cũng có lần anh và chị dâu gây lộn, chị nói anh không mang đồng nào về cho nhà cả. Anh bỏ nhà đi mấy ngày mới về, chẳng biết chuyện gì nhưng em tôi kể anh đã nói với chị “Chính mày là người đã đuổi em tao ra ngoài”.
Chị dâu tôi chỉ biết tới vật chất, tôi nhận ra điều đấy ngay từ những ngày đầu tiên vào trong Nam. Chẳng biết có phải chê gia đình tôi nghèo không mà khi mẹ đưa tôi vào Nam xin việc chị chẳng mua gì tiếp đãi mẹ cả, thậm chí bữa ăn còn tệ hơn cả những ngày bình thường anh chị ăn nữa. Không giống như mẹ ở quê, khi nào con cái về là mẹ lại mua hết thứ này tới thứ khác. Khi anh trai tôi đi làm về, thấy mâm cơm anh giận lắm, vì có mẹ nên anh nói “Tưởng hôm nay về nhà có gì ăn, ai ngờ chẳng có cái gì cả”. Mẹ xuề xòa nói: “Ăn như vậy là được rồi”. Cho đến lúc mẹ nằm liệt giường trong bệnh viện cũng nhất định không để chị dâu chăm sóc, lúc đó tôi mới biết mẹ vẫn còn nhớ bữa ăn hôm ấy. Tôi để ý tiếp đãi người thân tôi khi nào chị cũng làm như vậy, đương nhiên anh tôi không hề biết chuyện.
Đã bao lần tôi muốn đứng trước mặt chị mà nói: “Chị đừng ganh tỵ với tụi em như vậy, chị còn ba mẹ, tụi em giờ chỉ có thể tự lực thôi”. Em tôi chuyển ra ngoài mấy tháng nó hết mua xe rồi đến mua máy giặt, làm chị dâu càng ghét hơn vì nghĩ chắc nó tích cóp được nhiều tiền lắm. Thực chất em tôi một đồng cũng không xin ba. Tuổi trẻ mà, thích là làm thôi, em tôi hàng ngày vẫn phải làm tăng ca để trả nợ cho những khoản đó. Nó vẫn nói với tôi rằng: “Khi nào em lấy hụi sẽ biếu bố để sửa nhà”. Tôi đã lấy chồng, ở nhà nội với hai bác gái của chồng ngoài 60 tuổi, chồng tôi mỗi tháng đều dành tiền lo cho chị họ chồng đi học. Tôi không bao giờ giận chồng vì điều đó, trái lại cảm thấy tôn trọng chồng hơn. Có lẽ vì tôi đã được sinh ra trong hoàn cảnh như vậy.
Tôi không giận chị dâu nhiều, vì có gia đình con người ta trở nên ích kỷ hơn nhưng giá như chị nghĩ cứ cho đi rồi chị sẽ được nhận lại thì tốt biết mấy. Quan trọng là hãy yêu thương thật lòng, sống thật lòng, chị sẽ chẳng sợ người ta nói gì về chị, cũng chẳng phải cố gắng xem người ta nghĩ gì về mình.