Cuộc chạm trán đêm qua không phải dịp để Chelsea và Man City khoe khoang thành quả trong quá trình phát triển thành những quyền lực hàng đầu nước Anh. Sau khi đã bỏ ra chi phí khổng lồ cho học viện bóng đá, cả hai đang cùng chia sẻ nỗi lo về đầu ra cho cầu thủ trẻ.

ĐẦU TƯ NHIỀU, ÍCH LỢI ÍT

Chelsea và Man City là những đội bóng giàu tham vọng. Nhiều năm qua, cả hai đã phát triển chiến lược mang tính bền vững, chú trọng công tác đào tạo trẻ. Để xây dựng học viện, trong khi The Blues đã đầu tư 100 triệu bảng cùng khoản ngân sách 8 triệu/năm thì Man City cũng đã chi ra 200 triệu bảng và 12 triệu/năm để duy trì hoạt động. Với cái nhìn lạc quan, lãnh đạo của hai CLB đều tự tin với kế hoạch, rằng những cầu thủ tài năng sẽ được cho ra lò mỗi năm và tích hợp vào đội hình chính.

Cho đến nay, không ít cầu thủ đã tốt nghiệp từ hai học viện trên. Ngặt một nỗi, thật khó để họ có cơ hội tham gia cùng đội ngũ ưu tú. 15 năm trở lại đây CĐV Chelsea vẫn chờ đợi để nhìn thấy một cầu thủ “cây nhà lá vườn” trong đội một, kể từ trường hợp của John Terry. Thực tế này thực sự gây ngạc nhiên bởi đội trẻ The Blues đã giành 4/6 FA Youth Cup trở lại đây, bao gồm chiến thắng 5-2 trước Man City ở chung kết năm ngoái. Tại Etihad, Kelechi Iheanacho là sản phẩm duy nhất của học viện đào tạo trẻ “đột nhập” vào nhóm cao cấp của Pellegrini.

  • Xem ty le keo các trận cầu hấp dẫn nhất đang diễn ra

Man City và Chelsea đã chi hàng đống tiền để mang về những ngôi sao nhưng…

Rõ ràng những nhà hoạch định chính sách của hai đội bóng đều cảm thấy bối rối để tìm lối thoát cho việc này. Với các HLV, họ ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Khi luôn phải đảm bảo một đội ngũ chất lượng (và kinh nghiệm) nhất để cạnh tranh danh hiệu, niềm tin cho lứa trẻ thực sự là điều xa xỉ. Để tạm thời giải quyết việc ứ đọng tài năng, Chelsea gửi 28 cầu thủ thuộc học viện của mình đến các nơi khác theo dạng cho mượn, còn Man City cũng có tới 22 người lên đường “du học”.

KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP

Tại trận gặp Chelsea đêm qua, Pellegrini đã giữ lời khi sử dụng một số nhân tố trẻ. Tuy nhiên, sự kiện này không đồng nghĩa với việc, thời của “cây nhà lá vườn” đã đến. Đây chỉ đơn thuần là cách để HLV người Chile phản đối cách sắp lịch của FA, khi trận đấu với Chelsea chỉ diễn ra 76 giờ trước chuyến hành quân của Man City tới Kiev, sau đó là 2 trận liên tiếp gặp Liverpool tại Anfield.

… họ lại không tại cơ hội cho các tài năng trẻ thể hiện mà lại đưa họ đi khắp nơi ‘tu nghiệp’

Tương tự là ở Tây London. Trong mùa giải này, Loftus-Cheek và Bertrand Traore đã xuất hiện vài lần (thậm chí đã ghi bàn) nhưng thường là những thời điểm không mấy quan trọng hoặc đội bóng gặp khó khăn về nhân sự. Mặc dù Hiddink thường tuyên bố sẵn sàng tin tưởng cầu thủ trẻ, song nếu được lựa chọn, dĩ nhiên đội hình xuất phát phải bao gồm Costa, Fabregas, Oscar hay Mikel. Tại Stamford Bridge đêm qua là một ví dụ. FA Cup là đấu trường có thể cung cấp danh hiệu và không cho phép HLV người Hà Lan có thể mạo hiểm.

Trong tầm nhìn dài hạn, đầu tư cho lứa trẻ là bước đi đúng đắn khi sắp tới, thị trường ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, cả Chelsea và Man City phải sớm tìm ra giải pháp tiếp theo cho các nhóm tuổi từ 18 đến 23, thay vì lãng phí như hiện tại.