dinh duong cho ba bau – Sự phát triển của thai nhi chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là những dưỡng chất thiết yếu như Folate, sắt, canxi, chất xơ…. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai thường chú trọng thực đơn ăn uống bổ dưỡng để khỏe cả mẹ lẫn con. Nhưng ăn nhiều, ăn bổ liệu có hợp lý và đủ dưỡng chất, đặc biệt là Folate?

dinh duong ba bau

Folate – “dưỡng chất vàng” chưa được quan tâm đúng mức

>>>> Tham khảo: ăn dặm kiểu nhật

Thực tế cho thấy rất nhiều bà mẹ tương lai vẫn còn mơ hồ về việc bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, do trong thời gian mang thai, nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng thường tăng cao, đặc biệt đối với một số chất quan trọng như sắt, canxi và Folate (vitamin B9) – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi.
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ Folate, khả năng cao đứa trẻ sinh ra sẽ bị khiếm khuyết ống thần kinh, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển não bộ, khả năng nhận thức và vận động của trẻ sau này. Bên cạnh đó, thiếu hụt Folate cũng khiến người mẹ dễ thiếu máu, sinh non, sinh con nhẹ cân hay sảy thai sớm… Sẽ mất ít nhất một tháng để làm tăng lượng Folate dự trữ, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên phụ nữ nên bổ sung dưỡng chất này ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai.

Xem thêm: cách tính ngày rụng trứng

Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng Quốc gia phối hợp với nhóm nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green đến từ đại học Otago (New Zealand), có đến 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Việt Nam có hàm lượng Folate trong máu thấp dưới mức tối ưu là 905 nmol/L để phòng ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, dù nhiều người khá chú trọng chuyện ăn uống thường ngày. Con số này đặt ra câu hỏi cho thực trạng chung: liệu các mẹ bầu Việt đã bổ sung dinh dưỡng đúng cách?

Bổ sung Folate – thế nào là đúng và đủ?

Nhu cầu Folate ở phụ nữ mang thai thường cao gấp 1,5 lần người bình thường, được khuyến cáo ở mức 600mcg/ngày. Khi cần bổ sung đủ lượng “siêu dinh dưỡng” cần thiết này, nhiều phụ nữ vẫn chọn cách ăn bổ, ăn nhiều các thực phẩm như gan, đậu, củ, trái cây, rau xanh… để tăng cường dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi. Thế nhưng trên thực tế, biện pháp này không hoàn toàn khả thi, do Folate là loại vitamin nhóm B hòa tan trong nước và dễ bị phá hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ. Chính vì vậy, Folate dễ dàng thất thoát trong quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn, thậm chí tỷ lệ này có thể lên đến 70-80% (riêng thực phẩm đóng hộp mất đến 90%).

Cũng có một điều đáng lưu tâm nữa là khi các bà mẹ tương lai quá “dựa” vào việc ăn uống nên đã bỏ qua một số nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng quan trọng khác như sữa bầu. Bởi thực chất, sữa là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, không chỉ giúp bổ sung Folate mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác như sắt, canxi, chất xơ… Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Mexico, Chile… có hẳn chiến dịch bổ sung Folate vào lúa mì và sữa, bởi đây là cách để người dân tăng cường hấp thu loại “siêu vitamin” này, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Chưa kể, nhiều mẹ bầu ở Việt Nam tuy muốn bổ sung dinh dưỡng thông qua sữa bầu, nhưng lại “kén” sữa do thay đổi khẩu vị khi mang thai và cả tâm lý “lười” pha sữa trong nhịp sống bận rộn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy cơ thể hấp thu rất tốt (85-100%) Folate từ nguồn vitamin bổ sung và các thực phẩm tăng cường Folate, trong khi hấp thu từ thực phẩm lại kém, chỉ khoảng 50%. Vì vậy, thay vì “bỏ qua”, mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng tốt hơn nếu tìm được loại sữa bầu có hàm lượng cao các dưỡng chất thiết yếu, hương vị thơm ngon, dễ uống và tiện lợi để bổ sung mọi lúc mọi nơi như sữa bầu dạng nước chẳng hạn.

Với phụ nữ mang thai, các vi chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết như Folate, sắt, canxi và chất xơ cần được bổ sung đủ càng sớm thì càng có lợi. Đó cũng là cách khởi đầu hoàn hảo cho 300 ngày thai kỳ khỏe mạnh của cả mẹ và con.